Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta có hàng trăm ngàn thứ để lo để sợ.
Để biết ảnh hưởng của sự sợ hãi, một nhà khoa học muốn kiểm tra xem lý thuyết của mình có đúng hay không và ông ta cần tìm một tình nguyện viên sắp chết. Đó là một người đàn ông bị kết án tử hình bằng ghế điện.
Nhà khoa học này đề nghị người tử tù, tham gia vào một thí nghiệm khoa học khiến nhịp tim giảm xuống mức thấp nhất, cho đến khi máu chảy từ từ đến giọt cuối cùng. Nhà khoa học giải thích với người tử tù rằng anh ta sẽ không có cơ hội sống sót, nhưng ít nhất cái chết sẽ không đau đớn như phải ngồi trên ghế điện.
Người tử tù đồng ý vì chết như thế này vẫn tốt hơn. Người tử tù bị đưa lên cáng và trói lại để anh ta không thể cử động và bịt mắt. Nhà khoa học sau đó cắt một vết nhỏ trên cổ tay anh ta và đặt một chiếc đĩa nhôm dưới cổ tay anh ta. Vết cắt chỉ ở ngoài da, nhưng người tử tù lại tin rằng tĩnh mạch của mình đã bị cắt.
Một ống dẫn nước nhỏ có van điều chỉnh giọt nước nhỏ xuống một đĩa nhôm. Người tử tù nghe thấy tiếng nước nhỏ xuống đĩa nhôm và đếm từng giọt, anh ta tin rằng đó chính là máu của mình. Khi nhà khoa học chỉnh van làm giọt nước rơi xuống chậm dần, người tử tù tin rằng máu mình đã dần cạn.
Vài phút sau, khuôn mặt người tử tù trở nên biến sắc, anh ta càng căng thẳng, thì nhịp tim anh ta tăng dần. Khi sự tuyệt vọng của anh ta lên đến đỉnh điểm, nhà khoa học đóng hẳn van khiến nước dừng chảy và tim người tử tù cũng dần ngừng đập.
Cuối cùng người tử tù đã chết vì quá sợ hãi dù anh ta chưa mất một giọt máu nào. Thí nghiệm này của nhà khoa học chứng minh rằng tất cả những gì chúng ta cảm nhận được, dù tích cực hay tiêu cực đều có thể ảnh hưởng đến toàn bộ tâm lý và sức khỏe của chúng ta.
Hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đăng tải rất nhiều tin tức tiêu cực dễ khiến ta lo sợ. Nào là tai nạn giao thông, trộm cướp, giết chóc, chiến tranh, đến kinh tế suy thoái, thức ăn, xăng dầu, lãi xuất tăng … Chưa kể, chúng ta còn phải đối mặt với nỗi sợ đến từ thử thách trong học tập, công việc, các mối quan hệ phức tạp, sức ép từ xã hội, gia đình…
Nhưng nếu cứ chìm đắm trong lo lắng, sợ hãi thì cuộc sống chúng ta sẽ ra sao?
Khi người ta công bố rằng có một loại virus có thể gây chết người, mọi người đều sợ hãi nó. Chúng ta càng thu thập nhiều thông tin, cả ngày lẫn đêm, việc này sẽ gây ra sự nhiễu loạn thông tin, gây ra trạng thái “tẩu hỏa nhập ma”.
Điều này sẽ làm chúng ta bị tràn ngập trong nỗi sợ hãi và hệ thống miễn dịch của chúng ta ngày càng bị suy yếu bởi nỗi sợ hãi. Hôm nay mọi người đều biết rằng nguy cơ tử vong do virus thực sự là có thật. Nhưng nếu tâm trí của bạn quá sợ hãi, thì chính điều đó sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch của bạn.
Không một con virus nào trên thế giới đủ sức tiêu diệt bạn nếu bạn có sức khỏe tốt và tâm trí bạn không hề sợ hãi. Có lẽ đây cũng là lý do khiến hầu hết trẻ em vẫn sống sót trong hoàn cảnh đại dịch rất nghiêm trọng trong suốt những năm tháng vừa qua, bởi vì tâm trí của chúng không hề biết sợ hãi.
Vì vậy, hãy cẩn thận với những suy nghĩ tiêu cực và sự sợ hãi vì chúng ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình. Về mặt sinh học, tâm lý sợ hãi có khả năng làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, gây mất ngủ và kém ăn.
Ngoài ra, người có tâm lý luôn sợ hãi còn rất mẫn cảm với những thay đổi của thời tiết và khí hậu nên cũng dễ mắc phải các bệnh về cảm cúm, nhiễm trùng và một số bệnh truyền nhiễm khác.
Đặc biệt, khi sợ hãi, cơ thể thường giải phóng các chất có hại, như: epinephrine (adrenaline), norepinephrine và cortisol. Những chất này làm tắc chức năng hệ miễn dịch chống nhiễm trùng, làm giảm phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, khiến con người rất dễ mắc phải các chứng bệnh nan y như tim mạch, ung thư, suy yếu não…
Về mặt tâm lý, sợ hãi còn kéo theo nhiều hậu quả tinh thần nghiêm trọng khác như thất vọng, chán nản, lo âu, trầm cảm, thậm chí là gây rối loạn tâm lý. Nên nhớ, nỗi sợ hãi càng kéo dài thì nguy cơ sức khỏe thể chất và tinh thần bị ảnh hưởng càng lớn.
Sự sợ hãi không được kiểm soát lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thường xuyên vận động và tập luyện thể dục sẽ giúp cho sức khỏe thể chất và tinh thần được nâng cao hơn. Thể dục thường xuyên có tác dụng như dùng thuốc để giảm bớt lo lắng, căng thẳng và lo sợ.
Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí The Mayo Clinic của Mỹ đã nói về tác dụng của việc tập thể dục mỗi ngày. Các chuyên gia cho biết, khi tập thể dục sẽ giúp não bộ giải phóng được các chất hóa học như endorphin, giúp giảm bớt những nỗi sợ hãi.
Ngoài ra, thói quen này còn gia tăng hệ miễn dịch, giúp bạn giữ được bình tĩnh tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ tìm được nguồn năng lượng để cân bằng cuộc sống. Những môn thiền hay yoga cũng rất giúp ích giảm nổi lo sợ.
Hãy sàng lọc các tin tức trên truyền thông, chỉ cập nhật một vài nguồn chính có uy tín. Giảm bớt thời gian trên mạng xã hội và dành nhiều thời gian hơn chăm chút bản thân, thư giãn, dành thời gian cho gia đình, tìm một sở thích và lấy nguồn cảm hứng từ đó. Giống như hoạt động ngoài trời, làm vườn, cắm hoa, hội hoa, âm nhạc… Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình và quan trọng là thân tâm an lạc.
-ST-
—————————————–
VÒNG NGỌC PHÚ QUÝ – Truyền Thống & Uy Tín
(Chuyên vòng cẩm thạch tuyển chọn)
– Có giấy kiểm định tại Các Trung tâm uy tín.
– Hỗ trợ giao hàng toàn cầu (Global Delivery)
—————————————–
Cửa hàng (New): 19A1 Hồ Ngọc Cẩn, phường Tân Thành, quận Tân Phú, Sài Gòn
• Mở cửa: 9h – 17h
• Hotline: 0971 730 132