Trong phong tục người Trung Quốc, mỗi dịp năm mới, người ta gặp mặt nhau thì câu đầu tiên là “Cung hỷ phát tài”. Các thương gia đều thờ Thần tài. Thậm chí sinh hoạt tại nhà người ta cũng thường nói: “Hoà khí sinh tài” (hoà khí sinh tiền của) đủ thấy tiền của là thứ mọi người mong mỏi truy cầu.
Thế nhưng “Quân tử thủ tài, thủ chi hữu đạo” (nghĩa là người quân tử kiếm tiền cũng phải đúng Đạo mới lấy). Thế nào mới là “Thủ chi hữu đạo”? Có 4 cách nhận xét sau:
Thứ nhất: tiền phi phận không được tham.
Thứ hai: tiền thuộc về ta, không lãng phí.
Thứ ba: tiền của lao lực dừng coi rẻ.
Thứ tư: tiền của trí tuệ không hoang phế.
———-
THỨ NHẤT: TIỀN PHI PHẬN KHÔNG ĐƯỢC THAM
Người xưa nói:
Thanh tửu hồng nhân diện
Tài bạch động nhân tâm
(Rượu làm đỏ mặt người
Vàng lụa động lòng người).
Câu nói chứng tỏ tiền của hấp dẫn người ta biết bao. Người Trung Quốc nói “Bất nghĩa chi tài mạc thủ” (Tiền của bất nghĩa chớ lấy). Phật giáo cũng dùng rắn độc để hình dung sự nguy hiểm của tiền của bất chính.
Có câu: “Thục dĩ hiển liêm? Lâm tài bất cẩu” (Lấy gì để tỏ ra là liêm? Là đối với tiền của không cẩu thả lấy bừa). Không phải tiền của đáng có dù được cũng sẽ đem đến tai nạn không ngờ. Vì thế, không nên vọng cầu tiền của phi phận.
THỨ HAI: TIỀN THUỘC VỀ TA, KHÔNG LÃNG PHÍ
Được sản nghiệp ông cha để lại, tiền lương bổng chúng ta làm ra đều là tiền của thuộc về mình. Tiền của này mình có thể tự do tiêu dùng nhưng cũng không nên mặc sức tiêu hoang.
Trong bài Phú Quốc, Tuân Tử viết: “Bậc minh chủ tất cẩn thận nuôi dưỡng Hoà, tiết chế Lưu (xa hoa, lãng phí), khơi mở Nguồn (tài nguyên), thường luôn châm chước cân nhắc. Quốc gia như thế, cá nhân cũng như thế. Tiền của cũng giống như nước chảy, một khi chảy đi chẳng trở về, tiêu dùng chút nào là mất đi chút ấy. Thế nên phải lượng thu vào mà chi ra. Việc không đáng tiêu thì không nên tùy tiện lãng phí.
THỨ BA: TIỀN CỦA LAO LỰC DỪNG COI RẺ
Có người không thích lao lực để kiếm tiền, cho là việc nhọc nhẫn thấp hèn khổ nhọc, thu nhập chẳng bao nhiêu nên cảm thấy chán ghét.
Thực ra như Khổng Tử nói: “Ta thuở nhỏ nghèo hèn nên làm nhiều việc tầm thường”. Dù làm công việc sạch sẽ, như đại lý tiêu thụ ở nhà, giao báo, làm việc lặt vặt, tạp vụ; thì cũng đều là kiếm tiền tiêu dùng hằng ngày nuôi sống gia đình. Đó là tiền vất vả làm ra dù nhỏ nhặt chẳng đáng là bao nhưng là đồng tiền quang minh chính đại ta nên càng nên quý giá.
Tiền ấy là tiền xứng đáng, không nên cảm thấy tự ti xấu hổ.
THỨ TƯ: TIỀN CỦA TRÍ TUỆ KHÔNG HOANG PHẾ
Có người dùng trí tuệ, kỹ thuật, năng lực để kiếm tiền. Ví như khắc một con dấu, thiết kế một toà kiến trúc, vẽ một bức đồ hoạ, phát minh một thứ chuyên môn lợi ích, để kiếm tiền.
Tiền ấy dứt khoát còn giá trị hơn tiền của có sẵn của một số người. Loại của cải trí tuệ này vừa lợi mình vừa lợi người. Nhưng tốt hơn cả là nên dùng đúng chỗ, nếu phí phạm dùng vào chỗ vô nghĩa thì uổng phí vô ích, rất đáng tiếc.
Ngoài ra tín ngưỡng, tinh tiến, trì giới, nghe pháp, hỷ xả, trí tuệ, hổ thẹn, bảy thứ của cải Thánh ấy giúp nuôi dưỡng chúng sinh, là lương thực nuôi lớn tuệ mệnh của chúng sinh, ta càng nên tích cực bồi dưỡng.
Ý nghĩa của tiền của không phải ở vàng thoi chất đống hoặc là con số trong trương mục được tăng thêm. Của cải là để làm sáng lên phần nội tại của sinh mệnh, là công cụ để tạo phúc cho nhân loại. Tiền của là một loại phúc báo. Biết làm ra tiền một cách chính đáng, biết dùng tiền, cũng là trí tuệ.
Trích Tu giữa cõi người – Tinh Vân Pháp Ngữ
Xem thêm bài viết khác: Làm Tươi Mới Sinh Mệnh Chính Mình
—————————————–
VÒNG NGỌC PHÚ QUÝ – Truyền Thống & Uy Tín
(Chuyên vòng cẩm thạch tuyển chọn)
– Có giấy kiểm định tại Các Trung tâm uy tín.
– Hỗ trợ giao hàng toàn cầu (Global Delivery)
—————————————–
Cửa hàng (New): 19A1 Hồ Ngọc Cẩn, phường Tân Thành, quận Tân Phú, Sài Gòn
• Mở cửa: 9h – 17h
• Hotline: 0971 730 132