ĐỐI DIỆN VỚI SỰ ĐỔI THAY GIỮA DÒNG ĐỜI

Ai cũng đã từng chứng kiến những sự thay đổi và ai cũng phải đối diện với sự đổi thay.

Biến hóa luật là quy luật của tạo hóa và cũng là chìa khóa mở cánh cửa tư duy.

Có những thời điểm khi đối diện với sự thay đổi, con người ta trở nên mơ màng và hoang mang, những suy nghĩ về rất nhiều vấn đề rồi mâu thuẫn nội tâm xuất hiện, …Những cái mà lúc trước người ta cho rằng luôn đúng bỗng 1 ngày ” thay đổi”, những cái mà người ta cho rằng luôn tốt bỗng 1 ngày ” thay đổi”, những cái mà người ta nghĩ rằng ” mãi mãi” bỗng 1 ngày ” thay đổi” , rồi sự thật mà người ta tin bỗng 1 ngày ” không phải là như vậy”… ai đối diện với sự thay đổi mà không thắc mắc hay hoài nghi?

Người hướng đến sự phát triển  là người đi tìm chìa khóa cho những ổ khóa của những thắc mắc .

Có cái gì là ” hoàn toàn đồng”, có cái gì là ” hoàn toàn dị”?

Có cái gì ngoài nhất lý ” đồng nhi dị” và nhất luật ” biến hóa” đây ?

Có cái gì không đổi thay ngoài cái luật ” thay đổi” -” biến hóa”? Nhà Phật có từ ” vô thường” hay đến lạ !

Con người đứng trước và trong thời điểm chuyển mình với những bước tiến mới thường phải đối diện với sự thay đổi về nhiều mặt, nhất là nhận thức và tư duy!

Tư duy quyết định suy nghĩ, suy nghĩ quyết định hành động, hành động tạo thành thói quen, thói quen gieo tính cách, tính cách ảnh hưởng đến số phận.

Sự đối diện của 1 con người đối với những suy nghĩ và cảm xúc bên trong của họ sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh và môi trường bên ngoài của họ .

Và Thái độ sống của một người đối với người khác cũng như đối với hoàn cảnh bên ngoài thể hiện cách người đó đối diện với cảm xúc bên trong của mình như thế nào.

Mặt hồ càng tĩnh lặng, nhìn xuống nước sẽ thấy khác. Mặt hồ càng gợn sóng, nhìn xuống nước sẽ thấy khác.

Lòng càng mở rộng thì tâm thái càng thanh cao. Lòng càng bó hẹp tự nhiên tham sân si sâm lấn .

Cái gì khiến con người ta phiền não? Vì thiếu lý ” âm dương”- ” biến hóa”!

Hiểu người không bằng hiểu ta! Hiểu chính ta ta sẽ hiểu người! Xưa nay Thánh nhân là bậc chiến thắng chính mình! Tâm cảnh đối với ngoại cảnh mới là NỘI CÔNG!

Hiểu ta rồi Ta có còn trách người hay không? Hay là ta hiểu rằng ” chính ta mới là người chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình”…và ” LỖI TẠI TA! ” không phải ở nơi xa của người. Biết cảm ơn trên từng sự thay đổi để tiến bộ về mặt nhận thức mới là thái độ sống của người học Dịch, hiểu Dịch.

Đứng trước quy luật của tạo hóa, người hiểu- tâm sẽ an.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *