Học Cách Giao Tiếp Đi Vào Lòng Người

Câu Chuyện 1: Học Cách Giao Tiếp bằng NGÔN NGỮ DỊU DÀNG

“Đa ngôn khoác lác hiểm nguy,

Giữ bao im lặng thoát đi họa hoằn,

Vẹt trong lồng nói lăng xăng,

Chim không biết nói thường hằng tự do”.

Một thuở nọ có 4 người bạn thân hứa với nhau cùng tri giữ 7 ngày im lặng trong thiền định yên tĩnh. Vào ngày đầu tiên tất cả đều im lặng và thiền định liên tục như dự tính. Nhưng khi đêm vừa phủ, ngọn đèn dầu đã cạn dần và bắt đầu lập lòe. Người đầy tớ ngủ gật gần đó. Một trong 4 người bạn không giữ được nữa liền nói với kẻ giúp việc:” Sửa ngọn đèn”.

Người bạn thứ 2 kinh hoàng khi nghe người đầu tiên nói. “ Suỵt”, anh nói, “ Chúng ta đang cố ý đừng nói lời nào, nhớ không?”

học cách giao tiếp

“ Cả 2 bạn tệ quá. Tại sao lại nói chuyện? Người thứ 3 nói. Rất nhẹ nhàng, người thứ 4 thì thào, “ Tôi la kẻ duy nhất đã không nói điều gì”.

Trong xã hội hiện đại, truyền thông đóng góp một vai trò quan trọng trong mối liên hệ giữa loài người . Từ lúc sinh ra, chúng ta đã có sự thúc giục bẩm sinh để trò chuyện và giao tiếp với mọi người.

Ngôn ngữ giúp chúng ta vô vàn nếu sử dụng đúng đắn. Nhưng thông thường, chúng ta vội vàng mở lời mà thiếu suy nghĩ về những điều mà chúng ta sẽ nói. Như 4 người bạn trong câu chuyện trên, nhiều khi chúng ta ước rằng đừng nói điều gì đó sau khi đã thốt ra. Nhưng đến lúc đó thì quá trễ, vì 1 lời nói thốt ra sẽ không bao giờ thu hồi lại được. Chúng ta có thể xin lỗi để rút lời lại, nhưng tai hại đã thành hình.

Một nhà văn khác nói : “ Lời nói là trang phục của tư tưởng, nên đừng biểu thị bằng sự tả tơi, rách rưới, và bụi bẩn hơn con người bạn.”

học cách giao tiếp

 Câu Chuyện 2: Học cách giao tiếp bằng HÀNH ĐỘNG KHÔN NGOAN TRONG TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG

Chúng ta có thể tránh cuộc tranh cãi nảy lửa khi hành động sáng suốt. Đôi khi tình hình trở nên căng thẳng vì những điều đã nói ra hay đã thi hành, khiến người khác tức giận. Một số người nổi nóng trong cuộc bàn luận khi họ to tiếng, làm tim mọi người sớm đập loạn xạ. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta nên sử dụng 1 số phương pháp để phân loãng tình trạng bung nổ …

Nếu tôi không điên, làm thế nào tôi có thể nói rằng ông điên?

Có 1 ông lão rất thất thường. Tâm trạng ông thay đổi nhanh chóng đến độ mới cười đùa 1 lúc và liền phát cơn giận dữ. Điều này xảy ra rất thường xuyên khi ông đến viếng thăm bạn bè, khiến nhiều người bị xáo trộn bởi hành vi đó. Một ngày nọ, người bạn nhận xét chắc có điều gì đó sai trái với tâm trí của ông.

Khi nghe qua những gì đã nói về mình, lão già quá đỗi tức giận. Ông liền đối chất với người bạn và hỏi rằng : “ Tại sao ông lại nói tôi điên?” ông lão hết sức nghiêm trọng và sẵn sàng bắt đầu cuộc tranh cãi.

học cách giao tiếp

Người bạn thức tỉnh ra rằng chính ông không nên thốt ra những lời như thế, nhưng bây giờ phải làm thế nào? Ông là 1 kẻ sùng đạo nên không muốn có cuộc gây gỗ sôi động. Rất nhanh chóng người bạn trả lời :” Vâng , ông có biết tôi cũng điên không? “

Thật ngạc nhiên, ông lão hỏi.” Làm thế nào mà ông nói là điên?”.

 “Ừ , ông bạn thân ơi, nếu tôi không điên, thì làm thế nào tôi có thể nói rằng ông điên?” Khi nghe câu trả lời tài tình và thân hữu này, ông lão bật cười và vấn nạn to lớn có thể xảy ra được giải quyết.

Rất khó khăn để tìm hiểu sự chân thật của 1 vấn đề khi cãi vã. Một kẻ có tài năng hùng biện có thể xoay vòng, bóp méo, và giấu kín các sự kiện vì lợi ích riêng của họ, và dễ dàng triệt tiêu quan điểm của đối thủ, để thoát hiểm bằng lời nói mà không có đượm chút sự thật. Cuộc cãi vả nóng nảy không bao giờ mang lại bất kỳ kết quả tốt đẹp nào.

Sự thật không hề trổ dậy và làm tổn thương cảm xúc của người khác với những lời oán hận tàn nhẫn. Những người tham dự vào cuộc tranh cãi nảy lửa thường trở nên tự thủ, thấy khó khăn hơn để nhìn nhận lỗi lầm, và quên đi những vấn đề khởi tác ban đầu.

học cách giao tiếp

Mặt khác có 1 số người xảo quyệt nhận ra rằng họ không thể bào chữa hoặc lấp liếm những sai lầm, nên thường cố gán tội tình địch bằng cách đào bới những điểm yếu của cá nhân hoặc cáo buộc điều khác , để chuyển hướng sự chú ý khiến tình địch quên bẵng tội vạ ban đầu.

Nếu muốn biết sự thật, chúng ta phải suy nghĩ trong tĩnh lặng và thảo luận những ý kiến với người khác 1 cách bình tĩnh và dịu dàng. Khi nói năng chậm rãi, chúng ta luôn điều phục được những cảm xúc. Khi bị khiêu khích hay khi cảm xúc bị quấy động, chúng ta phải lưu tâm đừng để những tâm trạng đưa chúng ta đi quá trớn mà hành động ngu xuẩn và mù quáng.

Đừng bị ức chế bởi lòng sân hận hay oán hờn, để thể hiện hành vi bất thiện thành 1 hậu quả do sự khiêu khích đó. Chúng ta phải điều khiển tình huống thật tuyệt đối và đừng cho phép tình huống điều khiển lấy chúng ta. Đây là dấu hiệu chân quý của 1 người tự biết điều phục chính mình. Cảm giác tĩnh lặng vẫn tốt hơn ý nghĩ điên rồ.

Rất đáng tiếc 1 số người có đầu óc thiển cẩn hay nhỏ nhen, bất cứ khi nào trực diện với sự hiểu lầm hay tranh luận thường xúc phạm đến danh dự bên kia, bằng cách chửi bới và chê bai cá nhân họ như chủng tộc, giai cấp và màu da. Thái độ khó chịu và không lành lạnh này có thể tạo ra lòng thù hằn hay sân giận, lan tràn trong suốt cuộc đời, với sự thù nghịch như vậy thường dẫn đến bạo lực và đổ máu.

Ngoài Học Cách Giao Tiếp hãy Xem thêm bài viết về cách để Tư Duy Tích Cực Thế Nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *