Khiêm Nhường Tạo Phúc Báu

khiêm nhường

Những người có đức ắt sẽ nhận được phúc, người xưa đều tin rằng “tích đức được phúc báo”. Vì thế, thường hành thiện và không làm những việc “thương thiên hại lý”. Đức sinh ra từ sự khiêm nhường. Vì thế, cần phải giữ một tâm thái khiêm nhường trong đời sống hằng ngày.

“Khiêm nhường”, trong ngôn ngữ thông dụng hằng ngày là khiêm tốn và nhẫn nhịn. Một người hiểu về khiêm tốn và nhẫn nhịn, người đó có thể tích đức.

Chửi bới hay bắt nạt người khác thì sẽ tổn đức. Khi bị người khác đối xử thậm tệ với mình, chúng ta không nên trả đũa. Ngược lại, người có hàm dưỡng trong tu luyện chúng ta nên dùng sự khiêm tốn và nhẫn nhịn để hóa giải sự căm giận, dùng sự chân thành và thiện lương để cảm hóa người khác.

Đức sinh ra từ sự khiêm nhường. Bắt nạt và chửi mắng người khác sẽ bị tổn đức. Khi bị nghiệp báo, chúng ta nên tự nhắc nhở mình chịu đựng sự nhục mạ, thực hành khiêm tốn và nhẫn nhịn. Chúng ta nên lấy thiện đãi người trong mọi tình huống, kiên trì như thế, và mỗi ngày chúng ta đều thấy tâm thái của mình được thăng hoa.

Người hay tính toán chi ly nhỏ mọn khi phải nhìn nhận một người một việc đều sẽ rất thiển cận,  đó là đang tự hạn chế tầm nhìn bản thân. Cho dù mệnh có tốt cũng khó mà thành tài. Người có tấm lòng độ lượng, trạng thái tâm lý cũng tự nhiên sẽ tốt hơn. Điều này cũng giúp họ có thêm năng lượng để xử lý những chuyện quan trọng hơn.

Người xưa dạy, “Lấy nghiêm khắc để kiềm chế bản thân, lấy khoan dung để đối đãi với người khác”, tu dưỡng đức hạnh trung tín, “khiêm nhượng mà không tranh giành”, tu dưỡng để có được lòng tự tin, khiêm tốn, có đủ năng lực để người khác tín nhiệm, như thế mới trở thành người không bị lạc mất mỹ đức căn bản nhất.

Cố chấp, khăng khăng giữ ý kiến của mình, tự cho mình là đúng, tự cho mình là giỏi, đều chỉ làm cho vật chướng ngại, cản trở mình tăng lên mà thôi.

Cổ nhân giảng: Người học rộng biết nhiều mà lại có thể khiêm nhường, nhường nhịn người khác, đối với việc thiện thì không bê trễ, người như vậy cũng được xưng là người quân tử. Chuyện kể rằng Đế Nghiêu là người cung kính, giản dị và tiết kiệm. Ông đi khắp bốn phương, hết mình quan tâm đến dân chúng thiên hạ.

Ông là vị Hoàng đế có đạo đức thuần khiết, ôn hòa và khoan dung. Trong bảy mươi năm tại vị, ông luôn để ý tìm người tài đức để truyền lại ngôi vị. Vì vậy, ông công khai để tất cả mọi người đều có thể đề cử, ngay cả người có địa vị thấp kém nhưng có tài đức cao cũng được phép tiến cử.

Lão Tử nói: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”.

Câu nói tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa triết lý sâu sắc. Con người chúng ta hẳn là nên học theo đại địa. Bởi vì, đại địa có thể khiêm tốn và vô tư không màng lợi nên có thể nâng đỡ được vạn vật.

Có thể thấy, người khiêm tốn là người có tâm địa rộng lớn, có thể bao dung được hết thảy. Người tâm địa rộng lượng thì phúc trạch nhất định sẽ dày rộng. Người tâm địa hẹp hòi thì phúc trạch sẽ mỏng. Khiêm tốn và cao ngạo sẽ tạo ra phúc báo và tai họa. Cho nên, làm người nhất định phải tu dưỡng đức khiêm tốn.

-Sưu tầm-

==============
VONG NGOC PHU QUY – Truyền Thống & Uy Tín
(Điểm đến trang sức Vòng cẩm thạch có giấy kiểm định uy tín ở Việt Nam)

Đến với VÒNG NGỌC PHÚ QUÝ, quý khách sẽ được tư vấn những mẫu vòng mới, đẹp, đa dạng, phù hợp với ni tay và tầm tài chính của quý khách. Cam kết có giấy bảo hành đầy đủ, đối với nhiều sản phẩm đã có giấy giám định chất lượng tại PNJ sẽ có thêm giấy của PNJ, xem thêm các mấu Vòng Cẩm Thạch PNJ vòng ngọc pnj

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Truy cập Uniscore kênh tỷ số bóng đá

Link SocoLive TV chính thức.

Xem trực tiếp Socolive TV hôm nay