- Nạo Phái Thai Phải Chăng Có Tội?
Đến nay việc nạo phá thai vẫn là một vấn đề của rất nhiều sự tranh luận, có người cho rằng thai nhi trước khi được sinh ra chưa tính là “người” nên nạo phá thai không có tội, nhưng đa số các nhân sĩ Tôn Giáo luôn giữ quan niệm là sinh mạng được hình thành cần nhận được sự tôn kính, bảo vệ chứ không nên vì một sức mạnh của hành vi cá nhân nào mà làm tổn thương đến nó.
Thích-ca Mâu-ni Phật giảng bộ “Trường thọ diệt tội hộ chư đồng tử Đà-La-Ni kinh” này càng chỉ rõ ra người nạo phá thai, lúc sống phải chịu báo ứng thân mang trọng bệnh và giảm tuổi thọ, và giảm tuổi thọ, và sau khi chết đi vẫn phải đọa lạc vào địa ngục vô gian, không có ngày ra.
Tại sao tội nào thai lại nặng như vậy? Bởi vì nạo thai tương đương với giết A-La-Hán. A-La-Hán là một tu hành giả loại tiểu thừa, đã đoạn trừ dục vọng, làm cho thân mình thanh tịnh và chứng đắc quả vị A-La-Hán. Tại sao thai nhi và A-La-Hán có thể cùng bàn luận với nhau? Vì thai nhi tuy không có tu hành, nhưng vì nó ở trong bụng, tất cả những cơ duyên khởi phát không cách nào trở thành cái ác được, cho nên thai nhi cũng là một sinh mạng hoàn toàn thanh tịnh, vì vậy Phật đà đem tội giết hại thai nhi và giết A-La-Hán có cái nhìn giống nhau đều đồng liệt vào ngũ nghịch trọng tội. Năm ngũ nghịch trọng tội này bao gồm giết cha, giết mẹ, giết A-La-Hán giết thai nhi, giết hại tăng ni Phật tử, phá hoại sự hòa hợp của toàn thể tăng chúng, là tội nghiệp nặng nhất trong Phật pháp, cần phải chịu sự hình phạt của địa ngục vô gian.
Không những chết đi phải chịu sự hành hạ của địa ngục, lục sống còn phải chịu báo ứng thân mang trọng bệnh và giảm tuổi thọ. Kỳ thực có rất nhiều phụ nữ tâm sinh lý của họ sau khi nạo phá thai phải chịu những vết thương lòng là không cách nào có thể bù đắp được, nạo thai vĩnh viễn trở thành một vết sẹo không thể xóa bỏ được trong cuộc đời của họ. Có số người sau khi nạo thai trăm thứ bệnh tái phát, đồng thời cũng có người nạo thai liền phải chịu báo ứng giảm tuổi thọ, chết cùng một lúc với thai nhi. Cho dù là không mang bệnh, sự xấu hổ ân hận trong lòng, sự hành hạ dày vò đau khổ, thậm chí tâm trạng nghi thần nghi quỷ, kỳ thực đã có thể xem như là sự hành hạ của địa ngục rồi.
Cho nên nhắn khuyên các chị em phụ nữ không nên xem thường, nạo thai có thể giải quyết được vấn đề trong nhất thời, nhưng sẽ mang đến cho các bạn một sự hối hận và nuối tiếc suốt đời.
Có một phụ nữ hình dung việc nạo thai rất có tính tiêu biểu, cô ta nói: “Hình như có một bóng râm cứ đi theo mình suốt, không cách nào quên được chính mình đã làm qua chuyện này”. Khi cô ta nói với cái cảm giác này, rất nhiều phụ nữ đều đồng cảm với cô ta.
2. Làm Thế Nào Để Tiêu Diệt Tội?
Nếu đã phạm phải tội nghiệp nạo phá thai, làm sao đề giải trừ sự báo ứng của vận mệnh đây? Trong bộ kinh Thích-ca Mâu-ni Phật nói rất rõ ràng:
+ Sám hối
Trong kinh viết: “Nếu có chúng sanh tạo phải rất nhiều tội nặng, nếu có thể ở trước mặt Phật hoặc Tăng thành tâm sám hối, và không tái phạm những lỗi lầm đó nữa thì tội sẽ được tiêu diệt hết. Hôm nay chúng ta gặp phải Phật Di Lạc quản khai phổ độ, nếu có thể trước mặt Phật hướng về Di-Lạc Tổ-Sư mà sám hối và thật sự không tiếp tục nạo phá thai nữa, tội liền có thể được tiêu diệt hết.
+ Thọ trì lưu thông Trường thọ kinh
Trong bộ kinh này Phổ-quang Như-lai vì điên đảo nữ nhân thuyết pháp rằng: “Hôm nay con có thể thành tâm trước mặt ta sám hối, Ta sẽ thuyết trường thọ kinh cho con, để con miễn đi được sự đau khổ bị quỷ vô hình tóm bắt. Điên Đảo nữ nhân, nên biết ở trong kiếp vị lai, lúc trần thế hỗn loạn, nếu có chúng sanh tạo ra các trọng tội, như ngũ nghịch trọng tội gồm: giết cha, giết mẹ, dùng thuốc độc giết hại thai nhi, phá hoại các tháp chùa, Phật tử, giết hại Phật tử Tăng ni, phá hoại sự đoàn kết hòa hợp của tăng chúng v.v…, nếu thọ trì Trường thọ kinh này, tụng kinh viết kinh, hay tự tay mình viết kinh cũng có thể nhờ người khác viết phụ (hoặc in kinh) đều có thể làm tiêu hết tội, và sau khi chết có thể lên Thiên Phật Quốc.”
Phổ-quang Chánh-kiến Như-lai nói: “Thế gian có hai loại người hơi hiếm có, giống như loài hoa quỳnh vậy ít khi được gặp, một loại và không làm việc ác, còn một loại người là có tội nhưng ngay lập tức có thể sám hối.”
Ở trong tội ác của trần thế, người mà có thể hoàn toàn không làm việc ác, quả thật là rất hiếm có, con người dưới rất nhiều nhân tố bất đắc dĩ, không hiểu biết, quá xúc động, không tránh khỏi luôn làm việc xấu, ác, nhưng nếu có thể sám hối sửa đổi vẫn còn có thể mất bò làm chuồng.
Duy chỉ có sám hối mới có thể diệt trừ tất cả tội ác nhưng cái gì là sám hối? Lục-tổ Huệ-năng nói: “Sám tức là sám những ác nghiệp từ trước kia đã có, vĩnh viễn không khởi phát lại; hối tức là hối những cái tội lỗi sau này đã gây, từ đây sẽ đứt đoạn, càng không tái phát nữa.”
Đơn giản mà nói, chính là sám tội, hối lỗi. Không những đối với tội đã phạm phải trong quá khứ tự mình sám hối sâu sắc ra, còn phải vĩnh viễn không được tái phạm nữa, mới là sám hối thật sự. Cho nên nếu như tâm luôn giữ lòng phạm tội, lại đến sám hối, giết thai nhi rồi, mới có tâm lý đến bù đắp để làm công đức, thì sẽ không phải như lời Phổ-quang Chánh-kiến Như-lai nói: “Thành tâm sám hối”, mà là biết sai cố phạm, như vậy bất luận là làm bao nhiêu công đức đều là không có công đức, bởi vì không có thành tâm sám hối.
Tin tưởng và thực hành bộ kinh này, thì trước tiên cần phài thành tâm sám hối nhưng sai lầm của mình, và thực hành ý nghĩa chính của bộ kinh này là ___ bảo vệ thai nhi và em bé sơ sinh. Nhưng làm thế nào để bảo vệ thai nhi, trẻ sơ sinh? Trong kinh nói, Khi mới sanh con ra không nên sát sanh giết hại sinh vật để mở yến tiệc chúc mừng, khi con cái bị bênh không nên cho con nhỏ ăn các loại thịt.
Ngoài những việc đó ra, phải lưu thông bộ kinh này, ý nghĩa thâm sâu của việc lưu thông bộ kinh này là ở chỗ ___ khuyên thế nhân không nên nạo phá thai. Vì thế nếu không đủ tiền tài năng lực để in ấn tặng phẩm, có thể khuyên bảo, tuyên truyền không nên nạo phá thai để thay thế cho việc in kinh sách, công đức đó là như nhau cả.
Nếu có người đã nạo phá thai và thân mình phải sống trong đau khổ vô biên, có thể đem những kinh nghiệm đã trải qua của mình viết ra thành sách và in cùng với bộ kinh này, lấy bài học của mình từng trải để cảnh giác người đời.
3. Thanh Khẩu Ăn Chay Tránh Khỏi Hâu Hoạn
Rất nhiều phụ nữ sau khi nạo phá thai, tâm lý luôn luôn có những bóng râm, sợ thai nhi mang lòng thù hận, lại đầu thai lần nữa, nên vì thế lo sợ mang thai, e rằng sợ nếu sanh phải oan gia trái chủ, không những giày vò chính mình, đồng thời cũng mang đến cho người nhà càng nhiều đau khổ hơn và sợ hãi mãi mãi không ngớt.
Đối diện với vấn đề này, phương pháp tốt nhất để giải quyết chính là ___ ăn chay.
Ăn chay một mặn là vì không sát sanh, có thể trừ khử tội nghiệp. Mặt khác, ăn chay trường lâu dài, nếu không phải nguyên linh hội tụ đủ thiện căn phước đức sẽ không vào được trong bào thai chay, ăn chay là một hành vi giới sát, bảo vệ sinh mạng, nhưng nguyên linh có thể kết duyên cùng thân thể thanh tịnh của người mẹ, chỉ có những đứa con thiện căn phước đức. Cho nên con ở trong bào thai chay đều là những đứa con trai thông minh phước đức, những cô gái tứ mạo đoan trang, không những lúc nhỏ dễ nuôi, sau này lớn lên đều là những đứa con rất ngoan hiền, hiếu thảo.
Cho nên nếu trong lòng có bóng râm của việc nạo phá thai không thể xóa đi được, có thể thử từ từ ăn chay, một mặt có thể đoạn trừ sát sanh, tiêu diệt tội của chính mình, mặt khác là không phải sợ sẽ sanh ra một oan gia trái chủ mà là sanh được một đứa con hội tụ đủ thiện căn phước đức.
Con trong bào thai chay, thông thường đối với thức ăn mặn đều có cảm giác lo sợ, đương nhiên cố gắng cho bé ăn chay. Có khi cha mẹ cho rằng bảo con ăn chay, là cướp đoạt tự do lựa chọn thức ăn của con, nhưng điều này cũng giống như việc cha mẹ ngăn cấm con đánh bạc, giết người vậy, đối với con sẽ không có hại, cướp đi quyền tự do ăn thịt của con, có thể làm cho con rời xa tội nghiệp sát sanh, có thể làm cho con từ nhỏ trồng những nhân quả phước đức, con đường sau này cũng sẽ vì khoogn sát sanh mà càng bằng phẳng hơn.
4.Thật Sự Có Anh Linh (Linh Hồn Trẻ Sơ Sinh) Không?
Những năm gần đây, từ Nhật Bản truyền đến một tập tục về việc cúng dường anh linh. Tập tục này, ở Nhật Bản là một phương pháp để cầu cho tâm được an ổn, nhưng khi truyền đến Đai Loan, lại trở thành công vơ vét của cải. Rốt cuộc cúng dường anh linh phải chăng có thể tiêu giải ác nghiệp? Phải chăng có thể làm cho những linh hồn trẻ sơ sinh bị giết hại được an dưỡng và không sanh ra lòng báo hận phục thù?
Trong xã hội công thương nghiệp, con người luôn quen với tập tục dùng tiền bạc để đổi lấy tất cả và tự nhiên đối với quỷ thần cúng sản sinh ra tâm lý __ “chỉ cần tốn tiền thì có thể mua chuộc tất cả”. Thật ra cúng dường anh linh là một hành vi ngu muội, không những không thể tiêu giải ác nghiệp, ngược lại còn dễ dẫn đến càng nhiêu tai họa.
Bởi vì nạo phá thai phải thành tâm sám hối mới có thể tiêu diệt tội được, nếu trong lòng nghĩ phải tốn tiền cúng dường anh linh, thì sẽ không thiếu nợ đối phương nữa, nhưng không thành tâm sám hối, luôn nghĩ và mong đợi điều may mắn sẽ đến thì không thể tiêu diệt được tội. Huống hồ chi tội nạo phá thai vốn không phải là linh hồn trẻ sơ sinh đến đòi nợ, vì vậy mua chuộc anh linh là không thể tiêu diệt được tội chút nào cả, ngược lại mà vì thế đã biến tướng thành cổ vũ chúng sanh vô tri, nên đã dám nạo phá thai, ngược lại làm cho người nạo phá thai càng ngày càng nhiều và càng nhiều sinh mạng thai nhi vô tội cũng vì thế mà phải chịu cảnh bị đè nén này. Cho nên hành vi cúng dường anh linh là gián tiếp cho việc giết hại thai nhi, chỉ có làm cho tội nghiệp càng nặng, tai họa càng nhiều, nhưng đối với việc tiêu diệt tội không có sự bù đắp.
Tội nghiệp của nạo phá thai vốn không phải là thai nhi đến đòi nợ, từ nhân quả mà nói: “Người nạo phá thai phải chịu thân mang trọng bệnh, giảm tuổi thọ, chịu báo ứng của địa ngục vô gian. Còn về việc thai nhi ôm hận báo thù, người nạo phá thai vẫn phải chịu mang trọng bệnh, giảm tuổi thọ, chịu báo ứng của địa ngục vô gian.
Thế gian này phải chăng có cái gọi là linh hồn của trẻ sơ sinh, cho dù có cũng là rất ít, tại sao vậy? Bởi vì thai nhi đã hội tụ đủ nhân duyên để đầu thai, mới đến đầu thai, cho nên nạo phá thai chỉ là giết hại sanh mạng của nó thôi, chứ không phải diệt trừ cái nhân duyên đầu thai này.
Nên đa phần linh hồn và ý thức của thai nhi, sau khi bị giết hại lập tức lại đi đến một nơi khác để đầu thai chuyển thế, chứ không phải giống như mọi người nghĩ là sẽ theo mình quấy rầy không ngơi. Quấy rầy không ngơi thật sự ở đây là sự khiển trách của lương tâm mà nảy sinh ra chột dạ (vì đã làm sai), chột dạ thiếu tự tin rồi thì sẽ nảy sinh ra các nổi sợ hãi, hoài nghi lo lắng, thậm chí vì thế mà gặp phải âm ma kè theo mình.
Còn về việc thai nhi nếu có ôm hận truy đuổi, thì phải là sau khi lại đầu thai rồi, trưởng thành nên người, với các nhân duyên và các phương thức khác nhau đến để truy đòi như giết hại, tổn thương, lừa gạt, cướp giật, nhục mạ,… Dùng những nhân duyên và phương thức khác nhau để đòi nợ, chứ không phải là dùng linh hồn du ngoạn để quấy rối. Thường có số người không hiểu nguyên nhân gì bị người khác ngộ sát, ngộ thương hoặc có người đột nhiên thần thức không thể khống chế được mà có hành vi giết người v.v… Đa số đều là nguyên nhân nghiệp chướng đã hiện ra trước mắt. Cho nên nếu lo sợ linh hồn trẻ sơ sinh đến đeo đuổi quấy rối, biện pháp tốt nhất vẫn là sám hối và tin tưởng thị trì bộ kinh này, còn nếu cúng dường anh linh hầu như không có giúp ích được điều gì cả.
Nếu đem toàn bộ quyển trường thọ diệt tội kinh này đọc hết, các bạn sẽ phát hiện Phật-đà không hề đề cập đến bất kỳ sự phục thù nào của anh linh cả, tội là do Diêm-vương sai quỷ vô thường đến để truy đòi, chứ không phải linh hồn của bản thân thai nhi.
Phật-đà từ xưa tới này thuyết pháp rất tỉ mỉ tinh tế, hội tụ đầy đủ tất cả những ý, nếu thật sự có việc linh hồn trẻ sơ sinh truy đuổi đòi nợ, thì không có lý nào để sót mà không nói ra.
5. Cúng Dường Anh Linh (Linh Hồn Trẻ Sơ SInh) Có Những Gì Xấu?
Có người cho rằng thà tin là có, bất luận là có hay không có anh linh, cầu cho tâm an là được rồi, nên đã đi cúng dường anh linh, nhưng không phải như vậy mà tâm luôn an được. Cúng dường anh linh vốn không có bất kỳ công đức nào, ngược lại, lại là một hành vi tạo nghiệp. Tạo sao nói cúng dường anh linh là tạo nghiệp?
+ Mất tiền tài. Vì những người lập ra loại cúng dường này, đa số đều lấy sưu cao thuế nặng để làm mục đích, để thỏa mãn lấy được tiền tài sưu cao thuế nặng bất nghĩa của người khác, là giúp con người chúng ta tạo tội.
+ Gián tiếp cổ vũ nạo phá thai. Loại phong tục cúng dường anh linh này, dễ dàng tạo ra tâm lý đợi sự may mắn cho rằng tốn tiền thì có thể tiêu diệt tai họa, nên càng không do dự gì mà đi nạo phá thai. Vf thế cúng dường anh linh xem như là gián tiếp giết hại càng nhiều thai nhi chưa được sinh ra đời.
+ Dễ dẫn đến các linh giới quỷ quái, bởi do hết lòng tin vào sự tồn tại của anh linh nên dẫn đến thiếu tự tin, một khi người thiếu tự tin, dương khí sẽ suy giảm, âm khí sẽ gia tăng, âm ma của linh giới sẽ lợi dụng sơ hở này mà xâm nhập, tự xưng là anh linh đến đời nợ, rất nhiều người cũng vì thế mà dẫn đến nhiều tại họa không đâu.
+ Tạo thành tập tục quái lực loạn thần của xã hội, càng nhiều người cúng dường anh linh, thì thị hiếu quái lực loạn thần càng mạnh, nếu cứ như thế, giới linh hồn và âm ma thì sẽ càng có nhiều cơ hội làm loạn lòng người, và du hồn của giới linh hồn tồn tại được đều là dựa vào những kẻ làm quỷ làm thần này, tạo nên sự hung hăng của giới linh hồn.
Cho nên cúng dường anh linh không có bất kỳ điều tốt nào, ngược lại vì tạo nghiệp mà dẫn đến càng nhiều điều phiền phức. Nên nếu người đã khởi dậy lòng nạo phá thai nhưng lại chưa đi nạo phá, phải nhanh kìm ngựa trước vực thẳm (tỉnh ngô quay trở lại khi đến bờ nguy hiểm), sự ra đời của một đứa bé mang đến những điều phiền phức, so với mắc trọng bệnh, giảm tuổi thị, xuống địa ngục thì còn xa và ít hơn nhiều. Nhưng nếu đã nạo phá thai rồi, tốt nhất vợ chồng cùng nhau sám hối, và tuyệt đối không được nạo phá thai nữa. Nếu có thể tuyên dương tư tưởng không nên nạo phá thai, là biện pháp cứu vớt bù đắp tốt nhất, nếu không thể, thì có thể in tặng bộ kinh “Phật thuyết Trường Thọ diệt tội hộ chư đồng tử Đà-La-Ni kinh” để khuyên người đời phải yêu thương bảo vệ thai nhi, không nên nạo phá thai. Đương nhiên nếu có thể ăn chay, sẽ cắt đứt được việc sát sanh, thì sám hối sẽ càng có hiệu quả thực tế hơn.