Bốn Thời Kì Của Đời Người

4-thoi-ky-doi-nguoi

Thời tiết có vòng tuần hoàn bốn mùa xuân, hạ, thu đông, đời người cũng có sống chết luân hồi: sinh, lão, bệnh, tử.

Thậm chí trong cuộc đời của một người cũng có bốn thời kì: thời niên thiếu, thời thanh niên, thời trung niên, thời lão niên.

Trong bốn thời điểm này, chúng ta nên điều chỉnh bản thân như thế nào? Làm sao để phát triển được bản thân đây? Xin được đưa ra bốn điều lý giải cho “Bốn thời kì của đời người”:

THỨ NHẤT: THỜI NIÊN THIẾU PHẢI PHÁT HUY KHÍ CHẤT

Lão Tử có nói: “Cây to cả người ôm được sinh từ mầm nhỏ bé, đài cao chín tầng được xây dựng từ mỗi sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từng bước chân”.

Thời kỳ niên thiếu là bắt đầu con người, phải bồi dưỡng chí lớn, lượng lớn, bắt đầu từng bước bước về phía ánh sáng.

Phạm Trọng Yêm có ấp ủ một tâm niệm “Lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ”.

Trần Thiệp có chí “bỏ chí nhỏ của chim sẻ, mà ngưỡng mộ sự bay cao của chim hồng”.

Nếu có thể nói theo những bậc hiền tài mà mở rộng khí chất cũng như tầm nhìn, thì chắc chắn sẽ mở ra những ranh giới khác biệt cho cuộc đời.

THỨ HAI: THỜI THANH NIÊN PHẢI NẾM MẬT NẰM GAI

Thời thanh niên, không được chỉ muốn hưởng thụ những thứ do người đi trước để lại, hoặc là chỉ muốn dùng gia tài mà cha mẹ trưởng bối đã để lại cho chúng ta.

“Muốn thu hoạch được gì thì trước tiên phải trồng cái đó!” Chưa từng để những giọt mồ hôi khi gieo trồng, thì không thể nào thu hoạch được lúa thóc dồi dào, không dốc sức nỗ lực bỏ ra tâm huyết, thì không thể nào thưởng thức ra được mùi vị ngọt thơm.

Cho nên, mỗi một người đều phải nắm giữ lấy thời đại thanh xuân của mình, phải tự quyết chí vươn lên, nếm trải vị đắng của lao động, dốc sức sinh tồn, tạo nên sự nghiệp.

THỨ BA: THỜI TRUNG NIÊN KHÔNG ĐƯỢC TỰ TI MẶC CẢM

Ông Hồ Đích từng nói: “Tất cả những điều trước đây tạo nên chúng ta ngày hôm nay, càng suy nghĩ càng đau xót”.

Có người đến tuổi trung niên rồi mới quay đầu nhìn lại quá khứ, mong muốn hướng đến tương lai, không tránh khỏi những lúc phải thốt lên lời than trách bản thân mình tuổi đã hơn năm mươi, chẳng thành tựu được chuyện gì cả, mà thời gian thì đã thấm thoắt thoi đưa.

Thực ra, tuổi trung niên mới chính là thời kỳ hoàng kim của đời người, cũng là thời điểm mà chúng ta đang dần chín muồi và hoàn thiện.

Như Tôn Trung Sơn đã nói: “Lập đại chỉ làm đại sự, không cần thiết phải làm đại quan”.

Cho dù chúng ta chỉ là một tài xế lái taxi, chúng ta có thể chạy xe thật tốt, làm cho mỗi một hành khách đều vui vẻ, thì đó chính là một tài xế thành công, chúng ta chỉ là một thợ xây nhà, làm thật tốt công việc của mình, khiến cho những người ở trong căn nhà đó cảm thấy an tâm, thì đó chính là một thợ xây thành công.

Thậm chí chỉ là một người quét đường im lặng, thì cũng có điểm vĩ đại, đó là vì anh ấy đã mạo hiểm tính mạng của mình để quét dọn con đường, anh ấy không ngại dơ bẩn hôi thối để quét và vận chuyển rác rến, đối với thế gian cũng đã có cống hiến.

Cho nên, những người ở lứa tuổi trung niên, không nhất thiết phải tự ti mặc cảm.

THỨ TƯ: THỜI LÃO NIÊN PHẢI TRUYỀN BÁ KINH NGHIỆM

Ngựa già biết rõ đường đi, trâu già liếm nghé, bình thường cũng đã có câu “Gừng càng già càng cay”.

Người ta khi đã già rồi, trải nghiệm được rằng ý nghĩa của cuộc đời không phải nằm chỗ tuổi thọ, mà là nằm ở sự vô hạn trong công đức tuệ mệnh.

Cuộc sống của người già từng trải phong phú, ở thời điểm này cần phải đem trí tuệ, kinh nghiệm của bản thân ra mà truyền thụ lại cho đời, nên mới có câu “Tre già măng mọc”, như vậy mới có thể có người kế thừa sinh mệnh.

Vì thế, người già phải truyền thụ, chuyển giao lại cho lớp thanh niên, như thế thì cuộc đời mới có thể được kế tục, không bị tuyệt diệt.

Thân thể có bốn thứ nên duy trì sự điều hòa, thì tâm hồn mới được nhẹ nhõm, sức sống mới được dồi dào, cuộc sống dựa theo bốn điều đó mà làm thì sẽ không còn chán chường, sẽ tránh xa được mọi sự phiền não.

Một năm có bốn mùa hài hòa như trong sách Luận ngữ cũng có nói: “Bốn mùa điều hòa, vận vật sinh sống”. Trong Tả truyện cũng có nhắc đến “Quân Tử có tứ thời, sáng nên nghe triều chính, trưa nên thăm hỏi, chiều nên học hành, tối nên an thân”, ý muốn nói trong một ngày cũng có những quy luật khác nhau.

Bốn thời kì của con người, có nhiều loại trách nhiệm, nghĩa vụ, mỗi một giai đoạn đều đáng cho chúng ta học tập, đáng cho chúng ta nỗ lực phấn đấu. Bốn thời kì của đời người như sau:

  1. Thời niên thiếu phải phát huy khí chất.
  2. Thời thanh niên phải nếm mật nằm gai.
  3. Thời trung niên không được tự ti mặc cảm.
  4. Thời lão niên phải truyền bá kinh nghiệm

Trích: 4 Nguyên tắc sống – Tinh Vân Đại Sư

Xem thêm bài viết khác: Khổ Nạn Là Kho Tài Sản Của Cuộc Đời

—————————————–
VÒNG NGỌC PHÚ QUÝ – Truyền Thống & Uy Tín
(Chuyên vòng cẩm thạch tuyển chọn)
– Có giấy kiểm định tại Các Trung tâm uy tín.
– Hỗ trợ giao hàng toàn cầu (Global Delivery)
—————————————–​
Cửa hàng (New): 19A1 Hồ Ngọc Cẩn, phường Tân Thành, quận Tân Phú, Sài Gòn
• Mở cửa: 9h – 17h
• Hotline: 0971 730 132

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *