Cuộc sống vốn tươi đẹp, tại sao đôi lúc chúng ta lại tức giận?
Con người ngày nay thường hay tức giận, khả năng kiềm chế cảm xúc rất kém, gặp chút sự việc nhỏ cũng dễ “bốc hỏa”, nổi cơn tam bành.
Bởi con người khó kiềm chế dẫn đến toàn bộ xã hội khó tìm thấy sự yên bình. Sống trong môi trường xã hội căng thẳng như vậy, cảm giác hạnh phúc của con người cũng ngày càng ít dần.
Lấy một ví dụ nhỏ, hiện nay trên đường phố người người, xe cộ đi lại tấp nập, tuy nhiên bởi đạo đức của con người tăng không kịp với tốc độ phát triển của giao thông, dẫn đến rất nhiều người mắc phải hội chứng “cáu gắt đường phố”.
Đi trên đường, nếu chúng ta để ý quan sát sẽ phát hiện ra hiện tượng: Người điều khiển xe đi đường không nhìn đường mà chỉ mải chơi điện thoại, người đi bộ thì mắng người lái xe không đi cẩn thận, không biết nhường đường cho người khác, người điều khiển xe cũng chửi bới nhau, nào là ai đó dừng giữa đường, ai đó chạy chậm, ai đó vượt xe… Tóm lại là chúng ta không thể cảm nhận được bầu không khí hòa ái khi đi trên đường.
Tính nóng giận của con người rất dễ gây ra tranh đấu. Tục ngữ có câu: “Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một lúc sóng yên gió lặng”. Có nhẫn mới an, nhưng con người hiện nay đa phần là tâm địa hẹp hòi, không thể nhẫn được, không thể nhường nhịn được.
Vợ chồng chỉ vì chút việc nhỏ mà cãi nhau rồi sinh ra thù hận nhau, kết cục hôn nhân tan vỡ; trong công việc chỉ vì chút lợi nhỏ mà tranh giành đến mức kẻ sống người chết, nơi đâu cũng trở thành chiến trường, con người qua lại với nhau chỉ một câu không hợp là bắt đầu xảy ra mâu thuẫn, tranh đấu.
Kì thực, người ta chẳng qua cũng chỉ để bảo vệ cho cái “danh” của bản thân mà thôi, cảm thấy bản thân mình oan uổn, cảm thấy bản thân thật mất mặt, cảm thấy nhục nhã không chịu nổi, phải nói ra cho thỏa cơn tức này, phải có kẻ thắng người thua, nói ra cho thỏa cái khẩu khí kia.
Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại có kể về câu chuyện cuộc chiến thành Troy, nguyên nhân cũng chỉ vì hai người đàn ông cùng tranh giành một mỹ nữ tên là Helen, kẻ không giành được người đẹp quá tức giận mà khơi mào ra cuộc chiến. Chính cái tâm lý tranh hơn thua của con người đã gây ra tấm bi kịch này.
Có người cho rằng nhẫn nhịn là thể hiện của sự nhu nhược, cho nên phải vùng lên tranh đấu, kỳ thực tranh đấu mới là không vượt qua được chính bản thân mình. Người có thể nhẫn nhịn không phải là người nhu nhược, mà là thể hiện của ý chí mạnh mẽ và phẩm chất cao thượng.
Người có phẩm chất cao thượng không nhận thức giống như người bình thường, họ có thể khống chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân bằng ý chí mạnh mẽ. Tôi có biết một người như vậy, bà ấy thực sự có thể nhẫn nhịn trong mọi hoàn cảnh, gặp chuyện không vừa ý vẫn luôn vui vẻ, suy nghĩ khoáng đạt. Bà ấy có thể đối mặt với mâu thuẫn trong cuộc sống bằng tâm thái lạc quan, cuối cùng hóa giải được mâu thuẫn theo chiều hướng tốt lên.
Một lần, con rể và con gái bà cãi nhau, con rể tỏ thái độ rất hung hăng, không kiềm chế, người bình thường hẳn sẽ phải làm cho ra nhẽ với con rể, bênh vực cho con gái mình, nhưng bà ấy đã nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tìm ra nguyên nhân gây tranh cãi mà không thiên vị bên nào, vừa an ủi con gái, vừa giáo dục con rể, bà đã chỉ ra thiếu sót của con gái một cách có thiện ý, cuối cùng con gái bà nhận ra vấn đề của mình và làm hòa với chồng, gia đình bà đã tránh được một cuộc ly hôn không đáng có.
Con trai bà đi làm xa bị người ta lừa tiền, cầu cứu khắp nơi nhưng thân cô thế cô không ai giúp đỡ, bà khuyên con trai hãy “chịu thiệt làm phúc”, còn cho con ít tiền để làm lại từ đầu. Chồng bà tính tình nóng nảy và luôn cay nghiệt với bà, bà cũng không để trong tâm, luôn nói với mọi người rằng chồng mình là người tốt, chỉ ác khẩu chứ bản chất lương thiện.
Có thể có người cho rằng người nhẫn nhục như vậy thật quá ngốc. Nhưng nhìn từ một góc độ khác, con người ai cũng phải đối mặt với những phiền phức trong cuộc sống, nóng giận, tranh đấu chỉ khiến bản thân càng thêm đau khổ chứ chẳng thể thay đổi được gì. Người có tấm lòng quảng đại, không tính toán được mất, hơn thua mới có thể khéo léo thoát khỏi mâu thuẫn, gặp dữ hóa lành.
Người xưa gửi gắm đạo lý này qua câu tục ngữ “Bụng tể tướng có thể chèo thuyền”, con người nếu không có sự nhẫn chịu lớn, “chín bỏ làm mười”, tấm lòng khoáng đạt thì không thể làm được tể tướng, không làm được việc lớn.
Đạo lý là vậy nhưng đa phần người ta đều bị cảm xúc khống chế, không dễ mà kìm nén được sự tức giận, nhưng những người tu luyện chính tín có đức tin, có chánh kiến mới có thể làm được.
Sau này, tôi mới biết người phụ nữ kể trên là một người tu luyện theo nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” (chân thật, thiện lương và nhẫn nại), bà quả là có tấm lòng rộng lượng hơn người bình thường, xem ra sức mạnh của đức tin thật to lớn.
Nguồn bài viết: Chánh Kiến Net
-Sưu tầm-
Xem thêm bài viết khác: Câu Chuyện Nhân Văn: Phong Thủy Tốt Nhất Của Đời Người
—————————————–
VÒNG NGỌC PHÚ QUÝ – Truyền Thống & Uy Tín
(Chuyên vòng cẩm thạch tuyển chọn)
– Có giấy kiểm định tại Các Trung tâm uy tín.
– Hỗ trợ giao hàng toàn cầu (Global Delivery)
—————————————–
Cửa hàng (New): 19A1 Hồ Ngọc Cẩn, phường Tân Thành, quận Tân Phú, Sài Gòn
• Mở cửa: 9h – 17h
• Hotline: 0971 730 132