Đạo vợ chồng của người xưa

Đạo vợ chồng của người xưa: Hoạn nạn có nhau

Thời cổ đại, vợ chồng đối đãi với nhau đều là coi trọng lễ nghĩa và ân tình. Người vợ luôn nhu mềm, giúp chồng dạy con. Người chồng mạnh mẽ, làm trụ cột gia đình. Họ lấy ân nghĩa làm nền tảng, cho nên tình cảm vợ chồng bền chặt, kiên trung như sắt thép, mãi mãi không đổi thay.

Đạo vợ chồng của người xưa

Trong văn hóa truyền thống, “Đạo” là một trong những khái niệm trung tâm nhất. Từ tổng quát, “Đạo” cơ bản bao gồm ba ý nghĩa, một là nguồn gốc, là bản chất và chốn trở về cuối cùng của vạn vật trong vũ trụ. Hai là định luật căn bản rộng khắp, vĩnh hằng không thay đổi, bao trùm lên hết thảy. Ba là một loại cảnh giới tinh thần cao nhất. Đạo chung sống giữa vợ chồng cũng phải tuân theo ý nghĩa vĩnh hằng, không thay đổi.

Trong “Kinh thi” viết: “Yến nhĩ tân hôn, như huynh như đệ” (Tạm dịch: Vui duyên mới vuông tròn, như anh em vậy). Câu này có ý nói rằng, đạo xử thế giữa vợ chồng không chỉ dừng ở tình cảm nam nữ, mà còn phải khăng khít giống như anh em ruột thịt. Vợ chồng vừa phải cung kính, cẩn trọng, giúp đỡ và tin tưởng, lượng thứ cho nhau. Hai bên đều coi trọng lễ nghĩa, vừa yêu thương, vừa kính trọng.

Thời cổ đại, nói về cách ứng xử giữa vợ chồng, có thuyết pháp “tương kính như tân”, vợ chồng đối đãi với nhau phải kính trọng như đối với khách. Bởi vì người xưa đối đãi với khách là vô cùng trang nghiêm, cung kính, nhất cử nhất động đều phải phù hợp lễ tiết. Trong lòng chân thành, lời nói phải ôn hòa cẩn trọng, nét mặt vui vẻ, hòa nhã, tất cả đều phải hợp với quy phạm đạo đức.

Vợ chồng thời cổ đều hiểu lễ nghĩa, được giáo dục và tiếp thụ những quy phạm đạo đức của văn hóa truyền thống nên luôn đặt ân nghĩa làm nền tảng trong quan hệ vợ chồng. Cũng bởi vì thế mà tình cảm vợ chồng luôn gắn bó bền chặt, suốt đời không thay đổi. Cung kính, coi trọng đạo nghĩa và biết ơn chính là đạo xử thế giữa vợ chồng.

 Vợ chồng hoạn nạn có nhau

Tiêu Ý Tân là người nước Liêu, là con gái của phò mã Đào Tô Oát và công chúa Hô Đồ. Tiêu Ý Tân vừa xinh đẹp lại vừa có tri thức, am hiểu lễ nghĩa. Năm Tiêu Ý Tân tròn 20 tuổi thì được gia đình gả cho Gia Luật Nô, một quan chức của triều đại nhà Liêu.

Một lần, Tiêu Ý Tân trò chuyện cùng các chị em dâu trong nhà. Họ tranh luận về cách dùng ma thuật để mê hoặc với mong muốn chiếm được tình yêu và sự sủng ái của chồng.

Tiêu Ý Tân nghe thấy họ nói như vậy, liền lên tiếng: “Dùng ma thuật không bằng dùng lễ pháp”. Mọi người ngạc nhiên hỏi cô vì sao vậy?

Tân nói: “Tăng cường tu dưỡng bản thân để lời nói và hành vi được đoan trang, cẩn trọng, phù hợp quy phạm. Đồng thời phải cung kính, hiếu thuận phụng dưỡng cha mẹ, dùng ôn nhu, hòa thuận để đối đãi với chồng, dùng khoan hồng độ lượng để đối đãi với người bên dưới thì được gọi là lễ pháp. Nếu có thể làm được như thế thì tự khắc sẽ được người chồng yêu thương và tôn kính. Còn nếu dùng ma thuật để được sủng ái thì lẽ nào không thấy hổ thẹn trong tâm sao?” Mọi người nghe xong lời ấy thì trong lòng vô cùng hổ thẹn.

Về sau, chồng của Tiêu Ý Tân bị người khác vu khống hãm hại mà bị lưu đày nơi đất khách. Bởi vì Tiêu Ý Tân là con gái của công chúa, nên Hoàng thượng muốn cô lập tức ly hôn với chồng.

Tiêu Ý Tân biết vậy liền thưa với Hoàng thượng: “Bệ hạ, con biết người là vì tình thân giữa chúng ta mà nghĩ cho con, muốn con không phải chịu khổ. Đây quả thực là ân tình to lớn. Nhưng là vợ chồng thì phải coi trọng đạo nghĩa, phải sống chết có nhau, là có họa cùng chịu. Con từ khi còn rất trẻ đã được gả cho Gia Luật Nô, nay chồng con vừa gặp phải nguy nan, nếu con lập tức rời bỏ chồng mình thì chính là làm trái với luân thường đạo lý. Điều này có khác chi với loài cầm thú đâu! Xin Bệ hạ thương xót chúng con, cho phép con được đồng cam cộng khổ cùng Gia Luật Nô, cho dù con có bị chết cũng nhất định không oán hận gì.”

Hoàng thượng nghe xong những lời chân tình đó, trong lòng vô cùng cảm động mà đồng ý với thỉnh cầu của Tiêu Ý Tân.

Khi đến nơi Gia Luật Nô lưu đày, Tiêu Ý Tân phải lao động cực khổ cả ngày, nhưng trong lòng cô không hề có một chút oán hận. Mà trái lại, cô càng đối đãi với chồng lễ phép và cung kính hơn xưa.

Suy ngẫm một chút, trong đa số các gia đình trẻ ngày nay đều khuyết thiếu những điều của người xưa “giữa vợ chồng phải có cung kính, trọng đạo trọng nghĩa và có cả sự biết ơn”. Vì sao quan hệ giữa vợ chồng thời nay lại ngày càng không được sâu đậm như xưa? Phải chăng đó là bởi vì con người hiện đại ngày nay đã không còn coi trọng lễ giáo và đạo đức truyền thống?

7 điều gắn kết vợ chồng không thể bỏ qua

✍An Hoà – TTVN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Truy cập Uniscore kênh tỷ số bóng đá

Link SocoLive TV chính thức.

Xem trực tiếp Socolive TV hôm nay 8xbetviet