LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI DIỆN VỚI KHỔ ĐAU 1 CÁCH AN LẠC NHẤT ?

Khi ta định nghĩa sai về 1 khái niệm nào đó…ta rất dễ bị đau khổ bởi chính khái niệm đó.

Nếu ban đầu ta cho rằng tình yêu là mãi mãi, tình cảm của 1 người là bất biến không bao giờ thay đổi…thì đến 1 ngày khi sự thay đổi diễn ra ta sẽ đau khổ vô cùng.

Nếu ban đầu ta tin hoàn toàn vào lời hứa và lời nói của 1 ai đó…thì đến 1 ngày khi sự thay đổi diễn ra ko như lời người ta nói ta rất dễ đau lòng.

Nếu ban đầu ta tin vào 1 điều gì đó mà ta cho rằng bất biến, ta cho rằng điều đó là đúng hoàn toàn…thì đến 1 ngày khi sự thay đổi diễn ra ta sẽ rất dễ đánh mất hi vọng, mất đi niềm tin vào điều đó nữa…

Bản thân ta bị đưa vào những tình huống nan giải, tiêu cực là do ngay từ ban đầu ta đã ” định nghĩa sai” và tin vào 1 điều không phải là ” chân lý”.

Khi ta tin vào 1 điều gì đó hãy cẩn thận đặt câu hỏi cho mình: điều đó có phải là chân lý hay ko? . Nếu điều ta tin ko phải là chân lý thì đâu mới là chân lý. ?

Khi ta đặt niềm tin sai chỗ ta rất dễ dẫn đến sai lầm.

Từ sai lầm dẫn đến rất nhiều tiêu cực. Một niềm tin sai ảnh hưởng rất lớn đến hiện tại và tương lai .

Khi ta hiểu quy luật tự nhiên của tạo hóa mọi thứ bỗng chốc rất nhẹ nhàng. Bởi chân lý mãi là chân lý.
Người ta thường khổ vì thiếu hiểu biết và ngộ nhận sai lầm.
Vậy đâu là điểm tựa đáng tin cậy? Đâu là chân lý bất biến?

NHẤT LÝ : ĐỒNG NHI DỊ.
NHẤT LUẬT: BIẾN HÓA LUẬT.

Khi ngẫm lại mới thấy Dịch ko là gì cả nhưng dịch là tất cả . Tất cả gói gọn trong nhất lý nhất luật ấy đấy !
Đau khổ hay giải thoát cũng từ cái nhất lý nhất luật ấy mà ra.
Với nhất luật : Biến hóa luật mọi thứ ko nằm ngoài quy luật biến hóa – hóa thành. Khi hiểu tình là tụ tán, thành công là giai đoạn, tri âm giai đoạn, manh nha hóa thành,… thì khi cái gì đến hay đi ta đều ung dung tự tại, không cố níu những cái không thuộc về mình. Không đau khổ vì những đoạn đường nhỏ giữa con đường đời rộng lớn phía trước.

Với nhất lý đồng nhi dị : mọi thứ là âm- dương, đồng- dị, tốt- xấu , được- mất cùng lúc…hà cớ gì ta phải phân biệt và cố chấp đúng sai! Thắng thua! Được mất! Có cái gì hoàn toàn là theo ý muốn của ta đâu? Hà cớ gì với những cái ko như ý thì ta lại phải khổ sở; đau đớn hay luyến tiếc đến vậy?

Có phải là Cũng vì DANH- LỢI – TÌNH nên con người ta mới luôn muốn cái lợi cho mình mà ko nghĩ đến cái lợi cái hại đối với người khác?

Có phải vì cái định nghĩa ” Tôi cá nhân” mà ta phân biệt ta cho rằng ta thì giỏi còn người thì dở, ta thỏa sức phán xét; đánh giá người khác trên quan niệm cá nhân của mình ?

Nhất lý đồng nhi dị cho ta hiểu hơn về chính bản thân mình, giúp ta đồng cảm và thấu hiểu với người với vật.

Có phải trong ta luôn tồn tại : xấu tốt cùng lúc, có điểm mạnh và có điểm yếu, có cái hay và có cái dở, có cái giỏi và có cái dốt, có cái tốt và cũng có cái xấu…bản thân ta hiểu mình hơn thì ta cũng sẽ hiểu người khác hơn.
Ai cũng phải nằm trong quy luật đó thôi. Được cái này nhưng cũng chưa đc cái kia. Tốt mặt này nhưng cũng chưa tốt mặt kia…đó cũng là chuyện rất bình thường. Tùy phạm vi mà đồng dị khác nhau.

Đạo là bình thường. Và bình thường là đạo.

Khi ta nhận ra được chữ bình thường đơn giản đó, tức là ta đã thấy sự thỏa mái nhẹ nhàng hơn trong tâm hồn rất nhiều. Mọi thứ vốn tự nhiên không có sự phân biệt.

Chỉ có con người ta đưa ra định nghĩa và phân biệt mọi thứ.

Bỏ đi sự phân biệt, tôn trọng cái tự nhiên lúc đó tâm hồn sẽ rộng mở.

Vân Thanh Anh Lạc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *