SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA LỜI NÓI VÀ GÓC NHÌN VỀ SỰ GẮN NHÃN SAI SỰ THẬT

Cái sai lớn nhất của một người là không nhận ra mình sai và không nhận lỗi sai của mình!

“Đây là điều đang diễn ra với hầu hết mọi người: Ngay khi nhận biết được điều gì đó, bản ngã hay cái tôi giả tạm liền đặt tên cho nó, diễn giải nó, so sánh nó với cái khác, thích nó, ghét nó, gọi nó là tốt hoặc xấu.

Tất cả đều bị ” giam cầm”, bị đóng khuôn bởi các khuôn khổ tư duy; bởi cái ý thức chỉ hướng về đối tượng.”

Con người ta dễ dàng gắn nhãn ( định nghĩa) cho bất cứ điều gì họ thấy là hợp lý theo cái phạm vi sự hiểu biết hay theo cảm xúc nhất thời của họ… và cũng có rất nhiều trường hợp sự định nghĩa đó đã gây nên rất nhiều oán thù cùng sự căm phẫn , cũng như đau thương, mặc cảm cho người khác.

” Mày ngu quá!”. ” Mày xấu quá!” . ” Mày tệ quá!” ” mày vô dụng quá!”
” chuyện nhỏ vậy mà cũng ko làm được, đồ vô tích sự!”.
Một đứa con sẽ cảm thấy như thế nào nếu suốt ngày nghe những điều tương tự như thế từ ba mẹ mình?

Một người chồng/ vợ sẽ cảm thấy như thế nào nếu suốt ngày bị vợ/ chồng mình chê bai ?

Một người bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu toàn nghe những lời nói ko hay từ bạn bè mình?

Sự thật là chẳng có ai muốn nghe những lời chỉ trích với 1 thái độ tiêu cực cả! Và chẳng ai muốn gần gũi hay gắn bó lâu dài với 1 con người đầy ngôn từ tiêu cực . Ai cũng sẽ có trạng thái tránh xa những thứ/ những điều họ ko thích, ko muốn, những điều tổn hại đến lòng tự trọng của họ.

Lời nói không mất tiền mua- lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau! Có nhiều người thành công cũng nhờ giao tiếp giỏi và cũng có rất nhiều người thất bại, tán gia bại sản cũng bởi lời nói dại.

Lời góp ý chân thành thì khác với chỉ trích. Góp ý là không vội phán xét bất cứ điều gì mà ko có căn cứ chứng minh và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh người khác mà phân tích tình huống, câu chuyện.

Chỉ trích hay phán xét là cái tôi cá nhân chỉ muốn chiến thắng hay muốn trút giận lên người khác hoặc là sự trú ẩn của 1 nỗi sợ hãi, sự ganh ghét đố kị mà thôi.

Bốn điều không quay lại: lời đã nói, mũi tên đã lao đi, cuộc đời đã sống, cơ hội đã bỏ qua. – Ngạn ngữ Ả rập

Một người có hiểu biết; trí tuệ là người biết nhìn 1 sự việc sự vật theo nhiều góc độ, biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, hiểu từ mặt lý tính đến mặt cảm xúc.
Nhất lý ĐỒNG – DỊ.
Không có gì là tốt hoàn toàn và hoàn toàn xấu.
Đừng vội buông lời hại người hại thân.


Gây phiền não cho người khác thì cũng chính là đang gieo phiền não cho chính mình.
Biến hóa luật – manh nha – biến hóa- hóa thành.
Muốn an nhiên thì đừng đi rắc khổ đau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *