Tục ngữ nói: “Ba tuổi có thể xem là lớn, Bảy tuổi có thể gọi là già”.
Trẻ con tuy nhỏ, nhưng nếu nhìn vào hành vi, tính cách, phẩm chất của chúng thì ta có thể thấy được tương lai của chúng sẽ ra sao, thậm chí có thể phán đoán được cuộc đời của chúng sau này như thế nào, vì những thành tựu của một người sẽ có quan hệ mật thiết với nhân phẩm của người đó.
“Bốn phẩm chất của đời người” có bốn điểm lý giải như sau:
1/ Thứ nhất, làm người phải có phẩm đức:
Làm người quan trọng nhất ở chỗ phải có nhân phẩm và đạo đức, một người thà rằng không có tiền tài địa vị, nhưng không thể nào không có nhân phẩm, đạo đức; thà rằng không có nhà cửa đất đai, nhưng không thể nào không có nhân phẩm, đạo đức; thà rằng không có sự nghiệp danh vọng, nhưng không thể nào không có nhân phẩm, đạo đức.
Bởi vì nhân phẩm và đạo đức là những tài sản, là tôn nghiêm mà một người có thể sở hữu được.
2/ Thứ hai: Làm việc phải có phẩm chất
Làm người phải có tư thế thấp, làm việc phải có chất lượng cao, phẩm chất chính là lòng tin, là danh dự.
Trong nền công nghiệp hiện tại, bất luận là sản xuất sản phẩm hay hàng hóa gì cũng đều cần phải quản lý chất lượng.
Rất nhiều người khi làm việc sở dĩ có thể tạo bước đột phá rồi đạt được thành công, là do người đó đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt đối với sản phẩm của mình.
Ngược lại, có người biết tranh thủ thời cơ, cắt xén nhân công vật liệu, muốn giảm giá thành, lấy “vàng thau lẫn lộn” để lừa người tiêu dùng, kết cục tự mình nhận lấy trái đẳng, bị mọi người trong xã hội tẩy chay đến nỗi thất bại, cho nên làm việc phải chú trọng vào chất lượng, đây mới chính là điều kiện của thành công.
3/ Thứ ba: Lập nghiệp phải có phẩm cách
Mỗi người khi sáng nghiệp thì không ai là không hy vọng sẽ có ngày thành công. Nhưng thành công cũng có rất nhiều điều kiện như là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, lại còn phải có năng lực, vốn liếng, ngoài ra còn cần phải có trí tuệ chuyên môn và lòng tin kiến nghị.
Bởi vì trong xã hội này, không cần biết là sự nghiệp gì, cứ hễ trong cùng một lĩnh vực thì mọi người đều cạnh tranh hết sức gay gắt, nếu muốn tạo dựng một thiên hạ của chính bản thân mình thì bất kể kinh doanh lĩnh vực gì hay là thái độ xử thế thế nào, cũng đều cần phải có phong cách và đường lối đặc thù của mình, như vậy mới có thể riêng một ngọn cờ, nhận được sự nể phục.
4/ Thứ tư: Sinh hoạt phải có phẩm vị
Người so với lợn, ngựa, bò, dê thì có điểm không giống nhau, trong sinh hoạt của con người thì ngoại trừ chú trọng ăn uống no say ra, còn phải chú trọng đến phẩm vị, hay nói cách khác, là phong cách sống.
Ví dụ, có người lấy việc vui chơi sơn thủy, trồng hoa cắt cỏ làm phong cách sống của mình; có người lấy đọc sách làm thơ, nuôi dưỡng tài năng làm phong cách sống của mình.
Lâm Bộ đời Tống ẩn cư nơi Tây Hồ Cô Sơn, lấy việc trồng mai nuôi hạc làm vui thú nên được người đời gọi là “Mai Thê Hạc Tử”; Thiền sư Đại Mai Pháp Thường đời nhà Đường lấy cỏ làm áo, cây làm thức ăn để qua ngày, những người này đều đã tạo dựng một phong cách sống ẩn sĩ.
Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều người cảm thấy cuộc sống của mình quá đơn điệu, nguyên nhân chính là vì họ không xem trọng nghệ thuật sống, vậy nên nhân sinh cần phải chú trọng hơn nữa vào nghệ thuật và phẩm vị của cuộc sống, trải nghiệm một cuộc sống mà mỗi ngày đều đa sắc đa hình, thì khi đó cuộc đời mới trở nên có ý nghĩa.
Làm người phải có phong cách, tự mình phải dốc sức tạo dựng phong cách đó, vậy nên xin được đề xuất “Bốn phẩm chất của đời người” cho mọi người tham khảo:
-
Làm người phải có phẩm đức.
-
Làm việc phải có phẩm chất.
-
Lập nghiệp phải có phẩm cách.
-
Sinh hoạt phải có phẩm vị.
(Trích 4 Nguyên tắc sống – Đại Sư Tinh Vân)
Xem thêm bài viết khác: Đức Hạnh Cần Có Của Người Phụ Nữ
VÒNG NGỌC PHÚ QUÝ – Truyền Thống & Uy Tín
(Chuyên vòng cẩm thạch tuyển chọn)
– Có giấy kiểm định tại Các Trung tâm uy tín.
– Hỗ trợ giao hàng toàn cầu (Global Delivery)
—————————————–
Cửa hàng (New): 19A1 Hồ Ngọc Cẩn, phường Tân Thành, quận Tân Phú, Sài Gòn
• Mở cửa: 9h – 17h
• Hotline: 0971 730 132