Đạo Và Đời

dao-va-doi

Đạo và đời tuy có liên quan nhưng lại hoàn toàn khác nhau. Vì sao vậy?

Khi đọc những bài viết của tôi các bạn có thể nghĩ tôi thường chia sẻ những lời Đạo Lý, sự thực không phải vậy, thứ tôi hay nói và hướng tới đó là cái Đạo của tự nhiên, sự chân như bản tính của mọi sự việc chứ không phải là những lời Đạo Lý.

Vì chúng ta hay nhầm giữa Đạo đời và Đạo tự nhiên nên nghĩ vậy. Tôi cũng chưa bao giờ xây dựng hình ảnh một con người đạo đức hay thanh cao, mà tôi chỉ làm những điều mình thấy thoải mái và được là chính mình.

“Làm những việc bạn thích là sự tự do, thích những điều bạn làm thì là hạnh phúc“.

– Tôi thích câu nói này nên yêu thích sự tự do không ràng buộc, cũng không đi theo giáo lý tam cương, ngũ thường “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín“. Nó không xấu nhưng với tôi nó vẫn chỉ là những lớp vỏ bọc bên ngoài khiến người ta bị sống theo một khuôn mẫu mà thế gian đặt ra.

– Tôi vẫn thường nói và phân biệt điều gì là thiện, điều gì là ác nhưng không khuyên họ ham cái thiện hay xa lánh cái ác, bởi bản chất của vấn đề ở đây thiện ác chỉ là cái tên gọi chứ vốn dĩ chúng không có tội. Cái thiện không mời bạn làm và cái ác cũng không lôi kéo bạn, tất cả do cái tâm ta vọng tưởng mà tự chạy theo chúng. Vốn dĩ thiện ác chỉ là phương tiện tạo hoá tạo ra để con người ta dùng nó mà quan sát, quán chiếu để hiểu ra sự thật.

– Sống một đời làm nhiều việc ác nhưng cuối đời ngộ ra thì trong một niệm cũng thành Phật, sống cả đời hành thiện mà cuối đời không ngộ ra chân lý thì cũng chỉ hưởng cái Phước báu thế gian mà tiếp tục luân hồi. Thiện ác là giúp ta giác ngộ chứ không phải để ta ham nó hay sợ nó. Cái ác không đáng sợ và cái thiện cũng không đáng ham.

– Đôi khi ham cái thiện ví như miếng pho mát trong bẫy chuột, tưởng là miếng ngon nhưng lại sập bẫy luân hồi, cái ác giống như đồng lúa chín thơm nhưng đằng trước là con bù nhìn bằng rơm khiến chú chim vừa thấy bù nhìn đã sợ hãi bay đi mà đánh mất cái phần thưởng, bài học đằng sau đó.

– Thiện ác xuất hiện như hai người thầy của ta, chỉ có khi nào ta đứng giữa mà quan sát, bình tâm quan sát và suy ngẫm ta sẽ thấy được bài học sâu xa của tạo hoá. Ham thiện ham Phước đã là bất thiện, xa lánh, nguyền rủa cái ác cũng là một điều ác. Vì vậy hãy bình tâm đừng ham cũng đừng sợ.

– Đạo và đời cũng thế, tưởng đạo đời hoà nhập là một nhưng không phải. Đời có đạo thì bình an hơn, đạo gần đời để giúp đời đẹp hơn chứ chúng hoàn toàn không phải là một.

– Tôi ví đạo như dòng nước trong còn đời như những hạt cát, khi nhìn dòng nước bị đục ta nghĩ cát và nước đã hoà làm một nhưng không phải, khi cho vào máy lọc thì cát vẫn là cát và nước lại trong trở lại.

– Đạo cũng thế, đạo là khối ánh sáng trí tuệ, nó bất nhiễm với tất cả những gì của thế gian dù là thiện hay ác. Nghiệp thiện hay ác chỉ chi phối con người khi còn vướng chấp chứ không thể làm ô nhiễm cái đạo. Gương thì luôn sáng, nếu có mờ là do bụi phủ lên nó, lau bụi đi thì gương lại sáng trở lại chứ bụi không thể nhiễm vào trong gương.

– Trí tuệ của Đạo cũng thế, nó sẽ không bị xâm nhập bởi bất cứ việc thiện ác nào. Câu nói “Phong hạ đồ đao, lập địa thành Phật” là vậy. Phật tính luôn tồn tại trong chúng ta, vốn dĩ chúng ta sinh ra từ bể tính thanh tịnh nhưng vì ta vướng chấp hồng trần mà quên đi mất chân tâm, chân tính của mình, thấy thiện vội ham tới gần thấy ác sợ vội tránh xa nên ngày càng đi xa cái điểm trung lập gọi là đạo hay trung dung.

Ta không thể định nghĩa được chữ Đạo mà chỉ có thể cảm nhận và ngộ nó bằng Trí Tuệ. Giác ngộ là hiểu đúng sự vận hành và bản chất của mọi sự việc chứ không phải là một hình thức tu hành cố định nào, tất cả chỉ là phương tiện giúp ta thức tỉnh mà thôi.

-Sưu tầm-

—————————————–
VÒNG NGỌC PHÚ QUÝ – Truyền Thống & Uy Tín
(Chuyên vòng cẩm thạch tuyển chọn)
– Có giấy kiểm định tại Các Trung tâm uy tín.
– Hỗ trợ giao hàng toàn cầu (Global Delivery)
—————————————–​
Cửa hàng (New): 19A1 Hồ Ngọc Cẩn, phường Tân Thành, quận Tân Phú, Sài Gòn
• Mở cửa: 9h – 17h
• Hotline: 0971 730 132

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *